(VTC News) – Nhật Bản thảo luận kế hoạch hỗ trợ chiến lược công nghiệp hóa của Việt Nam tại Diễn đàn kinh tế cấp cao Việt Nam – Nhật Bản 2013.
Phiên thảo luận này nằm trong khuôn khổ các hoạt động của Diễn đàn Kinh tế cấp cao Việt Nam - Nhật Bản (VJES) 2013 do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cùng với Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) và Thời báo Kinh tế Nhật Bản - Nikkei Business Publications (Nikkei BP) tổ chức, dưới sự bảo trợ của Liên minh Nghị sỹ hữu nghị Việt Nam – Nhật Bản, Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam, Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), và nhiều Bộ ngành, các tổ chức, địa phương của hai nước.
Làm thế nào để đẩy mạnh Chiến lược Công nghiệp hoá hiện đang thu hút được sự quan tâm lớn từ các nhà hoạch định chính sách và các doanh nghiệp hai nước, đặc biệt là kể từ khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược Công nghiệp hoá của Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác Việt Nam – Nhật Bản hướng đến năm 2020, tầm nhìn 2030, theo Quyết định số 1043/QĐ-TTg ngày 1/7/2013.
Sau gần ba thập niên từ khi Việt Nam mới định hướng chính sách đổi mới thông qua đường lối công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đến nay, Việt Nam vẫn gặp rất nhiều thách thức.
Theo một nghiên cứu của Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) và Trường Đại học Kinh Tế Quốc dân (NEU), Việt Nam cần “có những chính sách kịp thời, dựa trên các số liệu chính xác và thời gian biểu rõ ràng để đối phó lại những vấn đề có thể xảy ra cho nền công nghiệp nước nhà”. Hơn nữa, Việt Nam cần “một chiến lược mang tính lâu dài và toàn diện, cùng với kế hoạch cụ thể tập trung vào một số ngành công nghiệp chính dựa trên chiến lược này”.
Tại VJES 2013, đại diện CIEM và các diễn giả khác sẽ cùng đi sâu thảo luận về các ngành công nghiệp ưu tiên sẽ là nền tảng để phát triển công nghiệp hoá, bao gồm điện tử, máy nông nghiệp, chế biến nông và thuỷ sản, đóng tàu, môi trường & tiết kiệm năng lượng và sản xuất ôtô & phụ tùng ôtô. Các diễn giả cũng sẽ thảo luận về trách nhiệm và hỗ trợ của không những Chính phủ Việt Nam mà cả Chính phủ Nhật Bản trong việc phát triển chiến lược công nghiệp hoá.
Trong suốt 40 năm quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Nhật Bản, với hơn 10 năm là đối tác chiến lược, hai quốc gia đã thiết lập được một mối quan hệ gắn bó mật thiết, cùng nhau phát triển bằng cách hỗ trợ kinh tế. Nhật Bản là một đối tác chiến lược để sát cánh cùng Việt Nam trong việc nhận định và xây dựng các chính sách và hành động cần thiết cho công cuộc công nghiệp hóa nền kinh tế Việt Nam.
VJES 2013 là một trong những sự kiện chính nhằm kỉ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Nhật Bản, sẽ diễn ra từ ngày 4 đến ngày 6 tháng 9 năm 2013 tại Hà Nội. Sự kiện sẽ đón chào hơn 300 diễn giả và khách tham dự là đại diện đến từ các doanh nghiệp hàng đầu, các chuyên gia, nhà lập pháp cũng như các quan chức chính phủ hai nước cùng tham gia vào các hoạt động giao lưu doanh nghiệp, thăm quan khu triển lãm hay đi khảo sát thực địa tại các khu công nghiệp lân cận.
Rất nhiều tỉnh thành địa phương của Việt Nam thể hiện sự quan tâm đặc biệt tới sự kiện cũng như tới thị trường Nhật Bản, và cho tới thời điểm này, lãnh đạo Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân của 15 tỉnh thành địa phương đã đăng ký tham gia.
Thùy Minh
Với mục đích tìm kiếm các giải pháp góp phần thực hiện hiệu quả chiến lược công nghiệp hoá của Việt Nam, ngày mùng 5/ 9 sắp tới, một phiên thảo luận cấp cao sẽ diễn ra tại khách sạn Daewoo Hà Nội với sự tham gia của các chuyên gia và quan chức cao cấp từ Viện Nghiên cứu quản ký kinh tế Trung ương (CIEM), Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO), và các tập đoàn kinh tế lớn của Việt Nam và Nhật Bản.
Làm thế nào để đẩy mạnh Chiến lược Công nghiệp hoá |
Làm thế nào để đẩy mạnh Chiến lược Công nghiệp hoá hiện đang thu hút được sự quan tâm lớn từ các nhà hoạch định chính sách và các doanh nghiệp hai nước, đặc biệt là kể từ khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược Công nghiệp hoá của Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác Việt Nam – Nhật Bản hướng đến năm 2020, tầm nhìn 2030, theo Quyết định số 1043/QĐ-TTg ngày 1/7/2013.
Sau gần ba thập niên từ khi Việt Nam mới định hướng chính sách đổi mới thông qua đường lối công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đến nay, Việt Nam vẫn gặp rất nhiều thách thức.
Theo một nghiên cứu của Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) và Trường Đại học Kinh Tế Quốc dân (NEU), Việt Nam cần “có những chính sách kịp thời, dựa trên các số liệu chính xác và thời gian biểu rõ ràng để đối phó lại những vấn đề có thể xảy ra cho nền công nghiệp nước nhà”. Hơn nữa, Việt Nam cần “một chiến lược mang tính lâu dài và toàn diện, cùng với kế hoạch cụ thể tập trung vào một số ngành công nghiệp chính dựa trên chiến lược này”.
Tại VJES 2013, đại diện CIEM và các diễn giả khác sẽ cùng đi sâu thảo luận về các ngành công nghiệp ưu tiên sẽ là nền tảng để phát triển công nghiệp hoá, bao gồm điện tử, máy nông nghiệp, chế biến nông và thuỷ sản, đóng tàu, môi trường & tiết kiệm năng lượng và sản xuất ôtô & phụ tùng ôtô. Các diễn giả cũng sẽ thảo luận về trách nhiệm và hỗ trợ của không những Chính phủ Việt Nam mà cả Chính phủ Nhật Bản trong việc phát triển chiến lược công nghiệp hoá.
Trong suốt 40 năm quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Nhật Bản, với hơn 10 năm là đối tác chiến lược, hai quốc gia đã thiết lập được một mối quan hệ gắn bó mật thiết, cùng nhau phát triển bằng cách hỗ trợ kinh tế. Nhật Bản là một đối tác chiến lược để sát cánh cùng Việt Nam trong việc nhận định và xây dựng các chính sách và hành động cần thiết cho công cuộc công nghiệp hóa nền kinh tế Việt Nam.
VJES 2013 là một trong những sự kiện chính nhằm kỉ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Nhật Bản, sẽ diễn ra từ ngày 4 đến ngày 6 tháng 9 năm 2013 tại Hà Nội. Sự kiện sẽ đón chào hơn 300 diễn giả và khách tham dự là đại diện đến từ các doanh nghiệp hàng đầu, các chuyên gia, nhà lập pháp cũng như các quan chức chính phủ hai nước cùng tham gia vào các hoạt động giao lưu doanh nghiệp, thăm quan khu triển lãm hay đi khảo sát thực địa tại các khu công nghiệp lân cận.
Rất nhiều tỉnh thành địa phương của Việt Nam thể hiện sự quan tâm đặc biệt tới sự kiện cũng như tới thị trường Nhật Bản, và cho tới thời điểm này, lãnh đạo Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân của 15 tỉnh thành địa phương đã đăng ký tham gia.
Thùy Minh
Bình luận